Góc nhìn cận cảnh về mỹ phẩm hữu cơ

Góc nhìn cận cảnh về mỹ phẩm hữu cơ


         Hiện nay, cụm từ mỹ phẩm “xanh” hay còn được biết đến như là mỹ phẩm hữu cơ/mỹ phẩm tự nhiên đang trở thành xu hướng trong việc chọn mua mỹ phẩm của nhiều người. Tuy nhiên, trên thị trường có khá nhiều nhãn hàng gắn mác mỹ phẩm hữu cơ/tự nhiên khiến người tiêu dùng hoang mang không biết sự khác biệt giữa hai tên gọi này và bản thân mình nên lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp. Nay bạn hãy cùng với Biomaika tìm hiểu kĩ hơn về xu hướng mỹ phẩm này nhé!


Làm đẹp hữu cơ, làm đẹp “xanh” đang trở thành xu hướng của các cô nàng yêu làm đẹp 

Thế nào là mỹ phẩm hữu cơ?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kì (USDA), mỹ phẩm hữu cơ là những sản phẩm chỉ chứa các thành phần hữu cơ, và phải được sản xuất mà không sử dụng các chất bảo quản tổng hợp, hóa dầu, bức xạ ion hóa hay thuốc trừ sâu.

Có 3 tiêu chí để kiểm duyệt mỹ phẩm hữu cơ dựa trên thành phần của sản phẩm đó là:

? Sản phẩm gắn mác “100% hữu cơ” chỉ được chứa các thành phần hữu cơ (có dấu của USDA trên bao bì).

? Sản phẩm gắn mác “hữu cơ” phải chứa ít nhất 95% các thành phần hữu cơ. Sản phẩm không được phép sử dụng các chất bảo quản nhân tạo, sản phẩm hóa dầu, bức xạ ion hóa và các thành phần loại trừ khác (có dấu của USDA trên bao bì).

? Sản phẩm gắn mác “Được làm từ thành phần hữu cơ” phải chứa ít nhất 70% là thành phần hữu cơ.

Tại Úc – một đất nước nổi tiếng với các sản phẩm organic thì quy định chuẩn hữu cơ cũng rất chặt chẽ, thông qua chứng chỉ Australian Certified Organic (ACO) được cấp theo tiêu chuẩn của Australian National Standard, National Organic Program (USDA), và COSMOS (một tiêu chuẩn tư nhân phổ biến tại châu Âu). Các nguyên liệu sản xuất đều phải được cấp chứng nhận hữu cơ, không sử dụng nguyên liệu đột biến gen, không thuốc trừ sâu, không nhiễm xạ….

Mỹ phẩm hữu cơ hay mỹ phẩm thiên nhiên?

Mỹ phẩm hữu cơ, thiên nhiên khác nhau thế nào? (nguồn ảnh: internet)
Mỹ phẩm hữu cơ, thiên nhiên khác nhau thế nào? 

         Ngày nay các sản phẩm mang mác “thiên nhiên”  thu hút rất nhiều phái đẹp vì hầu hết chúng ta đều nghĩ tự nhiên luôn tốt hơn các sản phẩm đặc chế hóa học. Tuy vậy, trên thị trường hiện nay không có một quy chuẩn nào về việc gắn mác “thiên nhiên” lên sản phẩm, cũng chưa có một tổ chức nào đưa ra một định nghĩa chính thức cho cụm từ “mỹ phẩm thiên nhiên”. Thực tế các tổ chức Chính phủ hay tư nhân cũng chỉ đưa ra những quy định về quảng bá, gắn nhãn mác về thiên nhiên sao cho phù hợp, và các quy định này vẫn còn khá lỏng lẻo.

        Với nhiều kẽ hở trong việc quản lý thì người tiêu dùng chúng ta thì không bao giờ có thể biết được trong quá trình sản xuất những nguyên liệu nào đã được sử dụng. Ví dụ điển hình nhất ở Việt Nam đó chính là hình thức kem trộn “trá hình” mỹ phẩm thiên nhiên. Mình đã gặp khá nhiều trường hợp, người mua tin tưởng người bán quảng cáo, nhưng đến người bán cũng không biết nguồn gốc sản phẩm, quá trình sản xuất, không đưa ra được bất kì giấy tờ chứng nhận nào.

beautiful woman hands with cream
Nên lựa chọn mỹ phẩm có thương hiệu và đảm bảo chất lượng 


Tuy nhiên, mỹ phẩm hữu cơ lại là một khía cạnh khác. Mỹ phẩm hữu cơ phải trải qua sự kiểm định gắt gao hơn. Phần lớn các công ty sản xuất mỹ phẩm nếu muốn gắn mác và quảng cáo sản phẩm của mình là hữu cơ thì họ phải được cấp phép và có đính logo chứng nhận lên thân, vỏ chai.

Các chứng chỉ chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ

        Biomaika xin giới thiệu đến các nàng một số chứng chỉ chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ trên thế giới nhằm giúp các nàng nhận biết một cách dễ dàng hơn khi chọn mua sản phẩm nhé!

 BioGro_PMS

Certified Organic là chứng nhận được cấp bởi BioGro New Zealand (công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực hữu cơ và được thành lập từ cách đây 28 năm), đây là chứng nhận hữu cơ hàng đầu của đất nước New Zealand.

Revised-Seal-copy 

Non-GMO Project Verified là chứng nhận đảm bảo các nguyên liệu dùng trong việc sản xuất mỹ phẩm không phải là nguyên liệu biến đổi gen.

 

Ecocert-Logo 

Ecocert là cơ quan chứng nhận chuẩn hữu cơ có uy tín tại Pháp và hơn 80 quốc gia khác trên thế giới. Chứng nhận “Natural and Organic cosmetic label” có nghĩa là tối thiểu cần có 95% thành phần có nguồn gốc thực vật trong công thức và ít nhất 10% thành phần tính trên khối lượng phải đến từ việc nuôi trồng hữu cơ (Theo ecocert.com)


Organic4colorsealGIF

Chứng nhận hữu cơ từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kì mà EPOMi đã trích dẫn bên trên.

 

Australian Certified Organic LOGO-3

Chứng nhận hữu cơ của Úc (logo chồi non sẽ được gắn trên sản phẩm có chứa 95%-100% nguyên liệu hữu cơ đã được chứng nhận).

 

 

        Bên cạnh đó bạn cũng có thể thấy một số logo chứng nhận an toàn hay sản phẩm thân thiện với môi trường trên mỹ phẩm của Úc như sau:

chung-thuc-botani-goc-tren-web562x349-chinh-lai1
Một số những chứng thực an toàn và xác nhận mỹ phẩm hữu cơ có uy tín trên toàn thế giới

Biomaika tin rằng các nàng đều là những người tiêu dùng thông thái, vậy nên hãy dành thời gian tìm hiểu về bảng thành phần, nhà sản xuất, các chứng nhận mà nhãn hàng có chứ đừng quá cả tin vào những lời quảng cáo, PR  nhé!

← Bài trước Bài sau →